NUÔI CÁ BIỂN: MUỐN LÀM GIÀU PHẢI CÓ MÁU LIỀU

Năm 2006, HTX thủy sản Trung Hải với 8 thành viên được thành lập kinh doanh cái nghề “hên xui” bậc nhất là nuôi cá lồng bè trên biển. Qua 5 năm, khu bè cá trên vịnh Nha Trang ở khu vực Hòn Một, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã phát triển lên 120 ô lồng nuôi, gấp đôi so với khi mới thành lập, mỗi năm đưa ra thị trường 70 tấn cá sống, doanh thu 8 tỉ đồng/năm, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 20%. Ông Trần Quang Đức, Phó Chủ nhiêm HTX cho biết: “Nghề này không quá khó nhưng rất… hên xui, muốn làm phải có máu… liều”.

Trại cá bên Hòn Một
Một góc khu lồng nuôi cá bớp của HTX thủy sản Trung Hải
Cái khó của nghề nuôi biển có nhiều: khó vay vốn từ ngân hàng, khó về giống, giống mua “tù mù” nuôi mấy tháng trời cá không biết lớn rồi lăn ra chết hàng loạt. Khó về môi trường, nước ven biển ngày càng “đỏng đảnh”, năm nào cũng “đánh úp” người nuôi đôi trận... Do vậy, vượt qua cái khó để vươn lên trong nghề nuôi cá lồng trên biển như HTX Trung Hải không nhiều, đó cũng là lực cản cho ước mong đổi nghề của hàng triệu ngư dân trên khắp các tỉnh ven biển.
Chú cá mú nghệ nặng hơn 40 kg thả từ khi đặt bè được coi như con cá bảo bối, nuôi “giữ bè”
Ông Trần Quang Đức - Phó Chủ nhiệm HTX thủy sản Trung Hải
Thức ăn cho cá là… cá tươi, mỗi ngày khu trại tiêu thụ trên 1 tấn cá biển
Cá bớp, giống cá nuôi chủ lực của HTX rất phàm ăn, ít bệnh
Mỗi tháng một lần cá nuôi lại được “tắm” bằng nước ngọt, để làm sạch các loại ký sinh trên da, cũng để người nuôi kiểm tra từng chú cá
Cá mú chuột, loại cá có giá trị cao nhất, nuôi rất lâu lớn, bán tại bè cũng có giá 1,5 triệu đồng/kg

SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI

1. Probiotic
2. Thức ăn tự nhiên (Vi tảo, luân trùng, copepod, ...)
3. Giống cá biển
4. Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá biển

VIDEO


Kỹ thuật nuôi cá Bông tương

Kỹ thuật nuôi cá Rô đồng

Phát triển nuôi cá Tra


Kinh nghiệm nuôi cá chẽm làm giàu


Từ năm công đất thu nhập thấp, ông Nguyễn Khánh Nam (Khóm 2, P. Cam Lợi, TX Cam Ranh, Khánh Hòa) nghĩ cách nâng cao nhu nhập cho gia đình. Phong trào nuôi tôm sú ở tỉnh phát triển rầm rộ nhưng ông Khánh tìm hướng khác, ông tìm đến Trung tâm Khuyến Ngư Khánh Hòa và quyết tâm nuôi cá chẽm, loại cá có nhiều triển vọng xuất khẩu. Sau khi chuẩn bị ao, ông vào huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) tìm mua 10.000 cá chẽm giống, giá 3000 đồng/con.
Chỉ trong 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,8kg/con, thu hoạch được 7200kg, giá bán 40.000đồng/kg, trừ chi phí ông Khánh còn lời trên 75 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh được đánh giá thành công và được Bộ Thủy sản mời báo cáo tại Hội thảo toàn quốc về kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản vừa qua tại Vũng Tàu. Ông Khánh chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chẽm như sau:
Môi trường nuôi: độ mặn 30-35 phần ngàn, pH ao nuôi 7,5-8,5, nhiệt độ thích hợp 2-30 độ C, oxy hòa tan 6-8mg/lít. Chất đáy là cát pha bùn, độ sâu ao 1,3m. Trước khi thả cá ông Khánh cải tạo ao nuôi bằng cách tháo cạn nước, nạo vét đáy ao, rải vôi khắp ao với liều lượng 1000kg/5000m vuông, sau đó phơi khô đáy ao từ 5-7 ngày. Lấy nước vào ao qua lưới lọc, sau 5 ngày nước ổn định, tảo phát triển thì tiến hành thả cá giống. Thả cá vào lúc sáng sớm, mật độ thả 2con/m vuông (cá giống đạt kích thước 3-4cm/con).
Quản lý và chăm sóc: Thức ăn chủ yếu là cá tươi sống băm nhỏ như cá cơm, cá nục, cá liệt ... Lúc cá còn nhỏ, lượng thức ăn hằng ngày bằng 10% trọng lượng thân. Khi cá lớn đến 400g/con thì lượng thức ăn hằng ngày bằng 5% trọng lượng thân. Ông Khánh cho cá ăn mỗi ngày một lần vào lúc 8 giờ sáng (cá lớn khỏi phải băm mồi). Khi cho cá ăn cần quan sát mức độ ăn của cá để kịp thời điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Do thức ăn của cá chẽm là cá tươi nên hàng ngày phải thay 20- 30% lượng nước trong ao (dựa vào thủy triều hoặc kết hợp máy bơm). Ông Khánh cho biết, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường và hoạt động của cá. Khi rong tạp phát triển trong ao tiến hành làm vệ sinh, vớt rong ra khỏi ao để tránh hiện tượng cá chết do thiếu oxy. Có thể dùng máy quạt nước tăng lượng oxy khi cần thiết.
Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh đạt năng suất cao, trên 14 tấn/ha/ vụ, lợi nhuận cao, có thể tận dụng ao nuôi tôm sú có cát pha bùn, hoặc ao nuôi tôm nghèo dinh dưỡng không đạt hiệu quả để nuôi cá chẽm.
P. Duy - Báo Khoa học phổ thông

Ương cá chẽm thế nào để tránh “cá lớn nuốt cá bé”?


Cá chẽm là loài cá dữ, phàm ăn và thích ăn mồi động vật.
Kết quả phân tích thưc ăn trong dạ dày của cá từ các mẫu thu ngoài tự nhiên cho thấy, cá dài 20 cm trong dạ dày 100% thức ăn là mồi động vật. Trong thực tế khi ương cá chẽm từ cá hương lên cá giống trong diện tích hẹp, mật độ dày, chế độ chăm sóc không chu đáo, giữa chúng có sự cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh không gian sống, cá lớn không đều và chúng tấn công lẫn nhau để ăn thịt làm cho tỷ lệ sống sau khi ương nuôi rất thấp.
Ương cá chẽm từ hương lên giống, có thể tiến hành ở ao ở lồng ngoài biển và ở bể xi măng.
- Ương ở bể xi măng hiệu quả thấp  vì chất thải của cá, thức ăn thừa sẽ tích tụ trong bể nhanh làm cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Cá hoạt động trong bể thường cọ xát vào thành bể, thân bị xây sát dẫn đến cá bị nhiễm bệnh vi khuẩn chết. Ngoài ra, ương trong bể thể tích hẹp cá dễ tấn công lẩn nhau để ăn thịt.
- Ương cá trong lồng lưới, tuy có ưu điểm lợi dụng được điều kiện môi trường nước chảy tự nhiên, cá sống khoẻ, lớn nhanh, song lồng lưới thường bị các sinh vật biển bám làm cản trở dòng nước lưu thông cá thường thiếu oxy, lồng mau hư hỏng và trong thể tích hẹp cá dễ tấn công lẫn nhau để ăn thịt.
- Ương trong ao đất là biện pháp nâng cao tỷ lệ sống cho cá chẽm giống hiện nay. Song phải đảm bảo các điều kiện sau: Ao được xây dưng ở nơi không bị phèn, đất có thành phần sét đ6ỳ đủ để giữ được nước, biên độ thuỷ triều vừa phải (khoảng 2-3 m) để tháo cạn được nước khi thuỷ triều rút và cấp đủ nước cho ao khi thuỷ triều lên. Nước biển sạch bảo đảm các thông số cho phép như sau:
pH: 7,5-8,5
Oxy hoà tan: 4-9mg/l
Nồng độ muối: 10-30 phần ngàn
Nhiệt độ: 26-30 độ C
NH3: < 1mg/l
H2S: < 0,3mg/l
Độ đục của nước: < 10mg/l
Diện tích ao ương từ 500-2000 m2 dễ quản lý chăm sóc; mực nước trong ao từ 0,8-1m, đáy ao bằng phẳng. Mỗi ao có 2 cống có lưới mắt mau (mắt lưới 1mm) để tránh sinh vật hại cá xâm nhập vào ao theo nước và ngăn không cho cá theo nước ra ngoài.
Trước khi thả cá, ao được cải tạo diệt tạp, tháo cạn nước ao cũ , phơi đáy ao cho se lớp bùn mặt hoặc phơi nứt chân chim để đất xốp, loại được các khí độc, oxy hoá các chất khoáng. Ao mới đào phải thay nước nhiều lần để môi trường ổn định. Bón lót gây màu ao bằng phân gà với lượng 5 kg/m2  ao. Dẫn nước vào ao và thả artemi để gây thức ăn ban đầu cho cá với lượng 10g trứng khô/100m2 ao. Sau 10-15 ngày artemi đạt giai đoạn trưởng thành, tiến hành thả cá vào nước.
Chọn cá hương đồng cỡ, thả đủ mật độ trong thời gian ngắn để hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và không gian sống của chúng. Cách phân cỡ cá như sau: Dùng chậu nhựa hoặc khai nhựa, đục nhiều lỗ như mắt rổ ở đáy và xung quanh thành. Lỗ cỡ kích thước đồng đều  theo quy cỡ đã chọn. Để chậu (khay) trên mặt bể co chứa nước sạch, cho cá vào rổ, khay. Cá nhỏ lọt xuống bể, chọn những cá khoẻ, không bị dị hình đem thả nuôi. Tuỳ theo cỡ cá, thả mật độ khác nhau. Cỡ cá 2-2,5cm thả mật độ 20-30 con/m2 ao; cỡ cá lớn thả thưa hơn.
Ngoài thức ăn và artemi cung cấp ban đầu, trong quá trình ương sử dụng cá tạp xay nhuyễn làm thức ăn cho cá. Cách cho ăn như sau:
Tuần lễ thứ nhất, lượng thức ăn hàng ngày bằng 100% khối lượng cá nuôi.
Tuần lễ thứ 2 lượng thức ăn bằng 60% khối lượng cá nuôi.
Tuần lễ thứ ba trở đi, lượng thức ăn bằng 20% khối lượng cá nuôi.
Cá chẽm quen ăn mồi động vật, khi cho ăn cần phải tập luyện cho cá đến ăn tập trung bằng cách dùng thanh tre đập xuống mặt nước, khi cá đến tập trung sẽ thả thức ăn vào giữa đàn cá, do cá chẽm không ăn chìm dưới đáy ao, nên thả thức ăn từ từ để cá kịp phản xạ đớp mồi. Tuần lễ đầu, ngày cho ăn 5-6 lần, mỗi lần cho ăn đều gây phản xạ. Khi cá đã quen thì giảm số lần cho ăn 3-4 lần/ngày và 2 lần/ngày. Thời gian cho ăn vào buổi sáng từ 6-10 giờ, buổi chiều từ 17-20 giờ.
Hiện tượng cá ăn lẫn nhau đối với các chẽm thường xuất hiện khi cá bắt đầu ăn được artemi. Do đó, sau 10 ngày ương phải tiến hành phân cỡ lần đầu, tiếp theo đó cứ 7 ngày lại phân cỡ một lần để loại cá lớn nuôi riêng , có thể xuất bán cá cho cơ sở nuôi cá thịt. Dụng cụ phân cỡ là chậu là khay nhựa có kích cỡ lỗ khác nhau cho mỗi kỳ phân cỡ.
Chu kỳ ương kéo dài 30-35 ngày. Sau 35 ngày cá đạt kích thước 8-10 cm/con thì thu toàn bộ.
Theo KH&ĐS

SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM


1. Đặc điểm phân loại và hình thái
Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass và được phân loại như sau:

Lớp:              Osteichthyes
Bộ:                 Perciformes
Họ:                Serranidae
Giống:            Lates
Loài:              Lates calcarifer
    Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm. Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên.
    Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng.
    2. Đặc điểm phân bố
    Cá chẽm là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây, Vĩ tuyến 260 Bắc và 250 Nam.
    Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32%--o để sinh sản. ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành.
    3. Vòng đời
    Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thủy vực nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cở 3-5 kg sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ muối dao động 30-32%o để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc buổi tối (6-8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên. Điều này giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di chuyển ngược dòng để lớn. Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng thành có đi ngược dòng không hay chúng giữ giai đoạn còn lại cuối đời sống ở biển.
    Smith (1965) ghi rằng, một số cá sống cả vòng đời trong nước ngọt nơi chúng lớn lên đến cở 65cm dài và trọng lượng 19.3kg. Tuyến sinh dục của những cá đó thì không phát triển. Trong môi trường nước lợ, cá Chẽm đạt chiều dài 1.7cm (?) được tìm thấy ở vùng Indonesia - ủc (Weber và Beaufort, 1936).
    4. Tính ăn
    Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) mà chủ yếu là to khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%). Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%. Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ thể của chúng. Cá chẽm chỉ bắt mồi sống và di động.
    5. Phân biệt giới tính
    Đặc điểm nổi bậc trong việc sinh sản của cá Chẽm là có sự thay đổi giới tính từ cá đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi là cá chẽm thứ cấp. Tuy nhiên, cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng và được gọi là cá cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu (1.5- 2 kg) phần lớn là cá đực, nhưng khi cá đạt 4- 6 kg, phần lớn là cá cái.
    Thông thường, rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa sinh sản, có thể dựa vào đặc điểm sau:
      - Cá đực có mõm hơi cong, cá cái thì thẳng - Cá đực có thân thon dài hơn cá cái - Cùng tuổi, cá cái sẽ có kích cỡ lớn hơn cá đực - Trong mùa sinh sản, những vẩy gần lổ huyệt của cá đực sẽ dày hơn cá cái - Bụng của cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.
    Các mô hình nuôi cá chẽm
    1. Nuôi cá chẽm trong lồng
    Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan, Indonesia, philippines, Hồng kông và Singapore. Các thành công của việc nuôi cá chẽm trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa cho việc phát triển của nghề nầy.
    a. Chọn ví trí nuôi lồng
    Trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như trong các thủy vực ao, đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế chọn lựa vị trí thích hợp sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của nghề nuôi. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi được phân thành 3 nhóm yếu tố chính: (i) nhóm các yếu tố liên quan đến sự sống của cá nuôi như nhiệt độ, độ mặn, mức độ nhiễm bẩn, vật chất lơ lửng, nở hoa của tảo, sinh vật gây bệnh trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; (ii) nhóm các yếu tố về độ sâu, chất đáy, giá thể...; và (iii) nhóm các yếu về điều kiện thành lập trại nuôi như phương tiện, an ninh, kinh tế - xã hội, luật lệ...
    Một vị trí tốt cho việc nuôi lồng cá biển là cần thiết có:
    • Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m. ít sóng to, gió lớn (tránh nơi sóng > 2 m) và tốc độ dòng chảy nhỏ (dưới 1 m/giây) nếu không sẽ làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh.
    • Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng (tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6 m/giây) mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.
    • Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6 mg/lít, nhiệt độ 25-30 oC, độ mặn từ 27-33%o. Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thi công nghiệp, nước thải sinh hoạt, và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.
    b. Thiết kế và xây dựng lồng
    Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 6 x 6 x 3 m và được thiết kế thành 4 ô để làm thành 4 lồng riêng biệt như vậy mỗi lồng sẽ có kích cỡ 3 x 3 x 3 m. Như thế sẽ thuận lợi cho việc thả giống được đồng loạt cho từng lồng, đồng thời với một lồng không nuôi cá sẽ dành để thay lồng khi xử lý bệnh cá hay xử lý rong to bẩn đóng trên lồng.
    Mặc dầu có thể sử dụng các vật liệu rẻ như tre, gỗ,... để làm lồng như nhiều nơi trước đây, song sẽ dễ dàng bị hư hỏng. Vì thế, chỉ nên làm khung trên lồng bằng gỗ với kích cỡ thông thường loại 8x15 cm. Khung đáy lồng dùng bằng ống nước đường kính 15/21 và được mạ kẽm để tăng tuổi thọ. Lưới lồng tốt nhất nên là PE không gút. Kích thước mắc lưới có thể thay đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi. Ví dụ cỡ cá 1-2 cm dùng mắc lưới 0,5 cm, cở cá 5-10 cm dùng mắc lưới 1 cm; cở cá 20-30 cm dùng mắc lưới 2 cm và cở cá >25 cm dùng mắc lưới 4 cm.
    Phao có thể là thùng nhựa (1x 0,6m) hay thùng phuy để nâng khung gổ của lồng. Số lượng phao có thể thay đổi tùy theo lồng có nhà trên đấy hay không. Lồng đưọc cố định bằng neo ở 4 gốc để tránh bị nước cuốn trôi.
    Ngoài ra ở các vùng cạn ven bờ có thể phát triển kiểu lồng cố định bằng cách dùng lưới và cọc gỗ bao quanh khu nuôi.
    c. Kỹ thuật nuôi và quản lý lồng
    Trước khi thả cá giống vào lồng, cần phải thuần hóa để cá thích nghi với nhiệt độ và nồng độ muối trong lồng. Cá giống nên phân cỡ theo nhóm và nuôi trong những lồng riêng biệt. Thả cá vào lúc sáng sớm (6-8 giờ) hoặc buổi tối (8-10 giờ) khi nhiệt độ thấp.
    Mật độ thả cá thường từ 40-50 con/m3. Sau 2-3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 150-200g, lúc này giảm mật độ còn 10-20 con/m3. Tăng trưởng của cá chẽm khi nuôi trong lồng ở những mật độ khác nhau được ghi ở bảng 5.1. Nên dành một số bè trống, để sử dụng khi cần thiết như chuyển cá giống hay đổi lưới cho lồng nuôi khi bị tắc nước do vi sinh vật bám. Thông qua việc chuyển đổi lồng giúp phân cỡ và điều chỉnh mật độ nuôi.
    Bảng 5.1: Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của các chẽm nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác nhau (theo Sakares. W, 1982).

     

    d. Thức ăn và cách cho ăn
    Thức ăn hiện nay là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá chẽm đương phải đương đầu. Hiên tại, cá tạp là nguồn thức ăn được dùng duy nhất cho cá chẽm. Cá tạp được băm nhỏ cho ăn hai lần mỗi ngày vào buổi sáng (8 giờ), buổi chiều (5 giờ) với tỷ lệ 10% trọng lượng cá trong 2 tháng đầu. Sau 2 tháng chỉ cho ăn một lần/ngày vào buổi chiều với tỷ lệ 5% trọng lượng cá. Chỉ cho cá ăn khi cá bơi lội gần mặt nước.
    Do nguồn cá tạp ở một số nước hiếm và đắt, cám gạo và tấm được dùng trộn thêm để giảm lượng cá tạp sử dụng. Tuy nhiên gíá thành thức ăn vẫn còn cao mặc dù áp dụng phương pháp hạ giá này. Phối hợp nguyên liệu làm thức ăn có thể là cá tạp 70% và cám hoặc tấm 30%.
    Một bước phát triển mới trong thời gian gần trong việc cải tiến khẩu phần ăn của cá chẽm là sử dụng thức ăn ẩm. Tuy nhiên việc sử dụng loại thức ăn này vẫn còn trong giai đoạn thí nghiệm. Thành phần thức ăn được trình bày ở Bảng 5.2.
    Bảng 5.2: Phân phối và khẩu phần thức ăn ẩm.
     

    e. Quản lý lồng cá
    Cần phải thường xuyên theo dõi lồng. Do luôn luôn ngập nước, lồng có thể bị phá hại bởi các động vật thủy sinh như cua, rái cá,... Nếu lồng bị hư hỏng phải lập tức sửa chữa hoặc thay mới.
    Ngoài quá trình bám sinh học, lưới lồng còn là nơi dễ bị kín và lắng đọng phù sa. Vấn đề này không thể tránh khỏi vì lưới có bề mặt thuận lợi cho các vi sinh vật lưỡng thê, giun nhiều tơ, động vật chân tơ và nhuyễn thễ bám vào,... những vật này có thể bám kín lưới làm giảm sự trao đổi nước có thể gây "sốc" cho cá do oxy hòa tan thấp đồng thời tích tụ những chất cặn bã. Chính vì thế sẽ nh hưởng đến tính ăn và sức tăng trưởng của cá.
    Cho đến việc vệ sinh lưới theo phương pháp cơ học vẫn là phưong pháp hiệu quả vá rẻ nhất. ở những vùng có nhiều sinh vật gây bám cần sử dụng lồng lưới luân phiên nhau.
    2. Nuôi ao
    Mặc dù nuôi cá chẽm đã thực hiện hơn 20 năm qua ở vùng Đông Nam châu á và châu úc, nhưng vẫn chưa phổ biến trên qui mô sản xuất thương mại. Hiện nay việc nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và kh năng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt, nếu như đáp ứng được những yêu cầu về cung cấp con giống, vị trí thích hợp và trại giống được thiết kế hoàn chỉnh. Nguồn giống tự nhiên thì rất hạn chế. Cũng giống như nuôi lồng, đây là một trong những khó khăn cho việc thâm canh hóa nghề nuôi cá Chẽm trong ao. Tuy nhiên với những thành công trong việc sản xuất cá chẽm nhân tạo, cung cấp con giống từ nguồn này sẽ lớn mạnh trong tương lai So sánh tốc độ tăng trưởng của cá nhân tạo và cá giống thu từ tự nhiên khi nuôi trong ao không thấy sai khác có ý nghĩa. Có hai hệ thống được áp dụng nuôi cá chẽm trong ao như sau:
    Nuôi đơn
    Nuôi đơn là hình thức nuôi một đối tượng chẽm. Hệ thống nuôi này có điểm bất lợi là nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc cho ăn bổ sung. Việc sử dụng thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lợi nhuận đến mức tối thiểu, đặc biệt những nơi mà nguồn cá hạn chế và đắt.
    Nuôi ghép
    Đây là phương thức nuôi đầy hứa hẹn, trong việc làm giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn cá tạp, nếu không thể hoàn toàn. Phương pháp này là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao. Việc lựa chọn các loài cá làm thức ăn sẽ tuỳ thuộc vào kh năng sinh sản liên tục của chúng nhằm đạt được số lượng đủ để giữ ổn định sự phát triển của cá chẽm trong suốt thời gian nuôi. Đối tượng phụ này phải là loài sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao và không cạnh tranh với loài chính về tính ăn như: rô phải (Oreochromis mossambicus, Oreochromis noloticus,...)
    Bảng 5.3: So sánh tốc độ tăng trưởng của cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi trong ao giữa cá giống tự nhiên và cá giống nhân tạo ở mật độ 3 con/m2.



    a. Tiêu chuẩn chọn lựa địa điểm nuôi cá Chẽm
    Nguồn nước cung cấp: Địa điểm cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm. Chất lượng nước nuôi cá chẽm bao gồm tất cả các đặc tính thủy lý hóa, vi sinh. các thông số cho phép như sau: 

    Biên độ triều: Vùng tốt nhất cho nuôi cá chẽm nên có biên độ triều vừa phải từ 2-3m. Với biên độ triều ngay cả ao sâu 1,5m cũng có thể tháo cạn hoàn toàn khi triều xuống hay cấp nước dễ dàng khi triều lên.
    Địa hình: Vị trí nuôi sẽ có nhiều thuận lợi nếu như lập được bn đồ địa hình, điều đó giúp gim chi phí trong điều hành và phát triển sản xuất, như bơm nước.
    Đất: Địa điểm lý tưởng cho ao nuôi là nơi đất có thành phần sét đầy đủ để đm bo giữ được nước cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.
    Giao thông: Giao thông là vấn đề quan trọng cần xem xét trong việc chọn địa điểm nuôi bởi những hệ quả của nó. Chi phí cao và sự chậm trễ trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ được giảm xuống đến mức tối thiểu nếu như có được vị trí giao thông thuận tiện.
    Ngoài ra, một số yếu tố khác như kh năng về lao động, trợ giúp kỹ thuật, kh năng về thị trường và điều kiện xã hội thích hợp cũng cần được xem xét khi chọn lựa vị trí.
    b. Thiết kế và xây dựng ao
    Ao nuôi cá Chẽm thường có hình chữ nhật với kích cỡ 2.000m2 đến 2ha, sâu từ 1,2-1,5m. Mỗi ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng phẳng và dốc về cống thoát nước (hình 23).
    c. Chuẩn bị ao
    Chuẩn bị ao nuôi thịt bao gồm các bước những chuẩn bị hệ thống nuôi. Trong nuôi đơn sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì tiến hành lấy nước đầy ao và thả cá nuôi ngay.
    Đối với nuôi ghép, sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì bón vôi hữu cơ (phân gà) với tỷ lệ một tấn/ha. Tiếp đó, tăng mức nước dần lên để thức ăn tự nhiên phát triển. Khi thức ăn tự nhiên phát triển nhiều thì th cá rô phải bố mẹ vào với mật độ 5.000-10.000 con/ha. Tỷ lệ đực : cái là 1:3. Cá rô phải nuôi trong ao từ 1-2 tháng hoặc đến khi cá con xuất hiện nhiều thì th cá Chẽm giống vào ao nuôi.
    Cá Chẽm giống nuôi với kích cỡ 8-10 cm th vào ao nuôi thịt với mật độ 10.000-20.000 con/ha trong ao nuôi đơn và 3.000-5.000 con/ha cho ao nuôi ghép. Trước khi th cá giống phải thuần hóa chúng dần với nồng độ muối và điều kiện ao nuôi. Cá thả nuôi tốt nhất nên có kích thước đồng đều và thả cá vào lúc trời mát.
    d. Quản lý ao
    Do phải duy trì thức ăn tự nhiên trong ao nên cần hạn chế sự thay đổi nước cho ao nuôi theo dạng kết hợp. Định kỳ 3 ngày thay một lần với lượng khoảng 50%. Tuy nhiên trong ao nuôi đơn do có cung cấp thức ăn hàng ngày, thức ăn dư thừa sẽ gây cho nước nhiễm bẩn, vì vậy cần phải cung cấp nước thêm hàng ngày.
    e. Thức ăn và cách cho ăn
    Trong ao nuôi ghép không cần phải bổ sung thức ăn, nhưng ao nuôi đơn thì phải cho ăn hàng ngày. Phương pháp cho ăn trong ao nuôi cũng giống như trong nuôi lồng.

    Nuôi cá chẽm, một vốn bốn lời

    Tận dụng mặt nước của khu đìa rộng mênh mông trong địa phương mình, các anh Minh, Thắng và Xuân (ở phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) đã đắp bờ chia nhỏ tạo thành các ao nuôi cá chẽm.

    Trong khi hầu hết các loài thủy sản nuôi khác đều bấp bênh thì nghề nuôi cá chẽm thương phẩm luôn mang lại lợi nhuận khá cao và đặc biệt là rất ổn định.

    Đang giăng lưới đánh cá, anh Minh hồ hởi nói vui với tôi: Con cá chẽm nó vậy mà chung tình với mấy anh em chúng tôi lắm. Trước kia chúng tôi chỉ biết đi biển sống qua ngày. Sau đợt bão tàu mất còn ba anh em may mắn sống sót nhưng cũng ngại đi biển. Tình cờ anh Thắng nghe người ta nói đến việc nuôi cá chẽm nên mấy người cũng thử.
    a
    Sau 7-8 tháng là bắt đầu bán cá
    Ban đầu khó khăn lắm vì ở đây đìa nước hoang sơ toàn cỏ lau lách không hà. Phải mất mấy tháng trời chúng tôi mới làm được 2 ao nuôi cá. Ban đầu ủy ban họ cho mượn vốn để mua con giống.
    Mà cũng nhanh thật, mới đó đã hơn chục năm rồi, ngần ấy thời gian ăn, ngủ, sống… cùng cá chẽm đó. Nói đến đó cả ba anh đều cười, những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt rám nắng vì nắng gió biển quanh năm.

    Tìm hiểu kỹ hơn về nghề nuôi cá chẽm, được biết: Ao nuôi cá phải có độ sâu khoảng 1,5m đổ lại và đặc biệt là có thể luôn luôn thay nước được để nước trong ao lúc nào cũng sạch sẽ.
    Chú ý nữa là trước khi nuôi cần làm vệ sinh ao nuôi sạch sẽ và độ pH trong môi trường cá sống trung bình từ 7,5 đến 8,5.
    Do cá chẽm là loài cá dữ ăn thịt nên chúng có thể ăn lẫn nhau, nhất là khi còn nhỏ. Vì vậy người nuôi cá thường xuyên phải san bớt cá vào các lồng hay ao để nuôi với các chế độ khác nhau. Thông thường mật độ nuôi cá vào khoảng 4 đến 5 ngàn con/ha.

    Sau mẻ lưới anh Minh lên bờ ngồi châm điếu thuốc và nói chuyện với chúng tôi, anh bảo: Dạo này cá chẽm đang được giá đấy, cá chỉ khoảng 7 đến 8 lạng/con mà người ta mua với giá hơn 6 chục ngàn/kg.
    Tôi vui lây, hỏi đợt xuất này mấy anh lời lãi ra sao? Anh Minh cười rõ tươi, nói đầu năm mỗi người góp vốn 40 triệu nay cứ đà này chắc thu về tầm hơn trăm triệu một người.

    Nhìn những thùng phuy cỡ bự đựng cá chẽm ướp đá đang được tư thương hối hả mang đi chúng tôi hỏi sao họ mua nhiều thế.
    Anh Minh nói: Giờ có bao nhiêu cá họ cũng mua hết. Cá chẽm bây giờ không phải bán lẻ như ngày xưa đâu, họ mang vào nhà máy làm cá phi lê xuất khẩu. Dân ở đây người ta đổ xô nuôi cá chẽm. Các anh đi dọc đường này thấy các ao nuôi thì toàn ao cá chẽm cả đấy.

    Theo những người đang thu mua cá ở đây thì, nguồn cá thịt hiện nay đang thiếu do cá phi lê xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cần nhiều. Những ngày này gần Tết Dương lịch nên bên đó nhu cầu của họ tăng mà mình chưa đáp ứng hết.
    Còn theo chị Tám (chủ thu mua cá) thì năm nay giá cả luôn ổn định và ở mức cao. Nói chung ở Cam Ranh người ta nuôi cá chẽm nhiều mà nhà nào cũng có lãi cả. Chứ như nuôi tôm, có vụ thắng cả tiền tỷ rồi mấy vụ sau lại lỗ tối mắt, như đánh bạc, nông dân họ không ham.
    Cá chẽm lãi không nhiều như tôm nhưng được cái ổn định. Giống thì có sẵn ở đây luôn, bà con chỉ việc nuôi mà không phải lo lắng gì nhiều. Có nhà nuôi cá chẽm cả chục năm mà chẳng lỗ vụ nào.

    Theo ước tính chỉ riêng thị xã Cam Ranh có hàng ngàn ha diện tích ao nuôi cá chẽm và đây thực sự là hướng đi đúng đắn cho nhiều hộ nông dân Khánh Hòa.
    Tuy nhiên để nhân rộng mô hình nuôi cá chẽm này cũng cần phải có những điều kiện tự nhiên thích hợp vì thực tế cho thấy cá chẽm chủ yếu sinh trưởng và phát triển mạnh ở môi trường nước lợ.
    Kinh nghiệm nuôi cá chẽm, anh Xuân cho biết: "Đầu tiên là chuẩn bị con giống, mình mua cá con chỉ như hạt dưa rồi về ương ở lồng khi chúng dài khoảng 10cm thì mới bắt đầu thả ao và nuôi. Thức ăn chủ yếu là cá tạp nhỏ mua ở cảng cá của ngư dân về đem chặt khúc thả xuống ao.

    Cá chẽm rất háu ăn và ít bị bệnh. Vì vậy chúng nhanh lớn chất lượng đồng đều. Thịt cá thơm ngon nên thị trường rất ưa chuộng. Thường thì sau 7 hay 8 tháng là bắt đầu bán. Các anh thấy đấy, mười con đều nhau như một chục thế kia, nào có con nào chậm lớn hay bệnh tật gì đâu".

    Đoàn Đại Trí - Báo Nông nghiệp Việt Nam

     Các bài khác :

    CÁC LOÀI CÁ BIỂN CÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

    Nước Viêt Nam có bờ biển dài trên 3200 km, kéo dài từ Trà Cổ - Móng Cái đến Mũi Cà Mau (biển Đông) và kéo tiếp đến Hà Tiên (biển Tây). Với vị trí địa lý ưu đãi như vậy, biển đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế cho Việt Nam như Giao thông, Du lịch, Thủy sản …

    Thủy sản được xem là môt trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên tục trong 10 năm gần đây Thủy sản là 1 trong 5 ngành kinh tế có doanh số Xuất khẩu hàng đầu. Doanh số xuất khẩu Thủy sản năm 2010 dự kiến đạt 4.5 tỷ đã đóng góp phần đáng kể cho Kinh tế Việt Nam. Trong xuất khẩu Thủy sản, các sản phẩm từ biển đóng góp một tỷ trọng không nhỏ, đặc biệt là Cá Biển.

    Bài viết này được viết dưới góc độ của một người làm trong ngành  Thủy sản. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số loài cá biển thường gặp và có giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó, bạn có thể có thêm thông tin về loài cá mà mình câu được trong những chuyến đi câu biển, để nhận dạng, đánh giá và hiều được giá trị kinh tế của nó.

    III. Cá Dũa:
    IV. Cá Bớp:
    V. Cá Bánh Đường:
    VI. Cá Đổng Quéo:
    VII. Cá Bò da:
    VIII. Cá Dấm Trắng:
    IX. Cá Sơn La:
    X. Cá Hồng Gù:
    XI. Cá Gáy:
    XII. Cá kẽm:
    XIII. Cá Gáy:

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Thạc sĩ: Võ Minh Sơn
    Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2
    Điện thoại: 0982.949.827
    Email 1: sonria2@gmail.com
    Email 2: vominhson@yahoo.com

     NẾU CÓ GÌ THẮC MẮC. VUI LÒNG ĐIỀN VÀO MẪU  "HỎI - ĐÁP " BÊN DƯỚI VÀ GỬI CHO CHÚNG TÔI


    Chúng tôi chuyên cung cấp: Cá giống, Thức ăn cho cá, Thuốc phòng trị bệnh, Chuyển giao công nghệ nuôi. 

     Hiện nay chúng tôi đang cung cấp các loại cá sau:
    - Cá chẽm (Lates calcarifer)
    - Cá mú đen chấm nâu (Epinephelus coioides)
    - Cá mú chuột (Cromileptes altivelis)
    - Cá mú cộp (Epinephelus fuscoguttatus)
    - Cá măng (Chanos chanos)

    Liên hệ: 
     Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 
    Thạc sĩ: Võ Minh Sơn
    Điện thoại: 0982.949.827
    Email: sonria2@gmail.com



    CÁ NGỪ VÂY VÀNG




    Tên khoa hoc: Thunnus albacares
    Tên thương mại: Yellowfin Tuna
    Tên tiếng Nhật: Maguro
    Tên Việt Nam: Ngừ vây vàng, Ngừ đại dương, Bò U, Bò Gù


    1. Đặc điểm nhận dạng:

    Cá Ngừ Vây Vàng có thân mập tròn, vây lưng thứ 2 và vây hậu môn dài đến gần chóp đuôi màu vàng. Trên sống lưng từ vây thứ 2 đến đuôi và dưới bụng từ vây hậu môn đến đuôi có nhiều gai nhỏ màu vàng.sáng. Da trơn mỏng không vảy có màu xanh đậm ánh thép trên phần lưng và chuyển dần sang màu vàng ở hai bên lườn và màu bạc ở dưới bụng cá. Ở những cá thể lớn có thể thấy khoảng 20 đường vạch màu trắng chạy từ lưng xuống bụng như chia cá thành từng lát cắt.

    Cá Ngừ Vây Vàng là một trong những loài cá ngừ lớn nhất, kích thước có thể đạt đến 400 lbs (180 kg), chỉ xếp sau loài Cá Ngừ Vây Xanh (Bluefin Tuna – Thunnus thynnus) Cá Ngừ Mắt To (Bigeye Tuna – Thunnus obesus)

    Theo kỷ lục của Hiệp hội Câu cá Giải trí Quốc tế (IGFA), con cá nặng nhất hiện nay nặng 388 lbs (176 kg) do Kurt Wiesenhutter câu được vào 1977 gần đảo San Benedicto thuộc vùng nước Mexico của Đại Tây Dương. Lần lượt sau đó là 2 con cá nặng 395 lb và 399.6 lbs được câu lên vào năm 1992 và 1993. Đó là những con cá Ngừ Vây vàng lớn nhất được ghi nhận là câu được bằng cần câu và máy câu.

    Vào ngày 30.11.2010, cần thủ Mike Livingston ở Sunland, California đã kéo được một con cá Ngừ Vây vàng nặng 405.2 lbs (184 kg) ở mũi của bán đảo Baja trên tàu Vagabond. Con cá này dài 86 inches (2.18m) chu vi vòng ngực là 61 inches (1.55m), đang được tổ chức IGFA xem xét để xác lập kỷ lục mới, thay thế cho kỷ lục 388 lbs của Wiesenhutter lập năm 1977.

    Ở Việt nam ta, cá Ngừ vây vàng còn gọi là Cá Ngừ Đại dương, Cá Bò U và thường để chỉ chung cho 3 loài cá như đã nêu bên trên gồm: Ngừ Vây vàng, Ngừ Vây Xanh và Ngừ Mắt To. Trong đó, cá Ngừ Vây Vàng chiếm nhiều nhất về sản lượng đánh bắt (trên 90%), kế đến là Cá Ngừ Mắt To. Cá Ngừ Vây Xanh rất hiếm khi đánh được.

    Dưới đây là ảnh phân biệt 3 loài Cá Ngừ nêu trên:

    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-thunnus_albacares-rs30.jpg
    Cá Ngừ Vây Vàng
    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-big-eye-tuna-thunnus_obesus-rs30.jpg
    Cá Ngừ Mắt To
    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-bluefintuna-thunnus_thynnus-rs30.jpg
    Cá Ngừ Vây Xanh
    2. Vùng phân bố và cư trú:

    Cá Ngừ Vây Vàng phân bố rộng khắp nơi trên các vùng nước ấm thuôc vùng biển Nhiệt Đới và Cận Nhiệt Đới của các đại dương. Người ta thường thấy nó ở vùng biển ngoài khơi Thái Bình dương gần quần đảo Hawaii, đến phía bắc nước Úc, quần đảo Maldive, Ấn Độ Dương, Vùng biển Caribe…(nhưng đặt biệt không có ở Địa Trung Hải)

    Nó thường sống ở vùng biển sâu ngoài khơi, nơi có nước trong, ở nhiều tầng nước khác nhau nhưng chủ yếu tầng mặt và tầng giữa, có độ sâu khoảng từ 100-200m kể từ mặt nước. Tuy nhiên 1 số báo cáo cho thấy cũng phát hiện Cá Ngừ Vây vàng ở độ sâu 1160m.

    Cá Ngừ Vây Vàng sống ở vùng Nhiệt đới là chính, trong khi đó 2 loài còn lại phân bố cả ở vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới. Cá Ngừ mắt to và Ngừ Vây Xanh sống ở tầng sâu hơn Ngừ Vây Vàng. Cá lớn thường sống ở tầng nước sâu hơn cá nhỏ

    Ban ngày chúng thường sống ở tầng nước 100-200m, nhưng ban đêm chúng nổ lên ở tầng 20-70m.

    Cá Ngừ Vây Vàng là loại cá di cư. Chúng di chuyển qua nhiều vùng biển của nhiều quốc gia khác nhau. Đã có nhừng công trình nghiên cứu về sự di cư của chúng, nhưng theo đánh giá của FAO, nhưng hiểu biết về sự di cư của loài cá này còn rất hạn hẹp

    Ở Việt Nam, cá Ngừ Vây vàng tập trung ở ngoài khơi, cách bờ trên 100 hải lý, khu vực vúng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kéo dài xuống dưới phía nam gần Malaysia, Indonesia.


    3. Sinh trưởng & Sinh sản:

    Cá Ngừ Vây Vàng sống theo đàn có cùng kích thước, có thể đơn loài hoặc hỗn hợp với nhiều loài Cá Ngừ khác cùng họ như Cá Ngừ Sọc Dưa, Ngừ vây dài.., Các đàn cá lớn đôi khi lại sống kết đàn với cá Heo, thậm chí cả cá Voi.

    Chúng thường sống tập trung ở các gò lục địa, bãi ngầm, quanh các chà. Thường sống ở biển khơi, nhưng đôi khi chúng cũng di chuyển đến gần bờ, nơi có nhiệt độ thích hợp và là nơi có nhiếu thức ăn như các đàn cá con, giáp xác…

    Chúng thường sinh sản vào mùa hè, ở nơi vùng nước ấm, có nhiều chà, vật trôi nổi. Khả ăng phục hồi quần đàn rất cao. Trung bình, thời gian tối thiều để tăng gấp đôi quần thể là 2-3 năm.

    4. Tập quán săn mồi:

    Thức ăn của Cá Ngừ Vây Vàng là các loài cá nhỏ khác, giáp xác và mực ống. Với hình dạng cấu tạo của chúng, chúng có thể bơi rất nhanh, đạt tốc độ 70 km/giờ nên chúng có thể truy đuổi và bắt mồi ngay cả đối với những loài cá nhỏ di chuyển nhanh như cá chuồn (flying fish), cá nục (mackerel scad). Chúng thường săn cá nhỏ đi theo bầy đàn như cá cơm (anchovy) và cá mòi (sardine). Đôi khi chúng cũng ăn xả các loài cá ngừ nhỏ hơn như Cá Ngừ Sọc Dưa (skipjack tuna), cá ngừ ồ (bonito)…

    5. Mùa vụ & Phương pháp đánh bắt:

    Mùa cá Ngừ Vây Vàng thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch và kéo dài đến tháng 7 âm lịch năm sau. Tuy nhiên ngoài khoảng thời gian trên, các tàu vẫn đánh được cá cho đến khi có bão. Theo ngư dân thì năm nào xuất hiện hiện tượng Elnino thì năm đó sản lượng cá tăng lên và mùa vụ kéo dài(do nước ấm, cá tập trung về ngư trương để săn mồi và sinh sản và sống lâu ở đó)

    Hiện nay, Cá Ngừ Vây Vàng được đánh bắt bằng 2 phương pháp chính đó là vàng câu nổi và lưới vây. Tuy nhiên hiệu quả câu bằng vàng câu nổi vẫn hơn rất nhiều. Lưới vây hiệu quả hơn đối với các loài cá Ngừ loài nhỏ như Ngừ Dưa Gang, Ngừ Chù, Ngừ ồ.

    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-vangcaucangu.jpg

    Vàng câu cá ngừ

    Vàng câu cá ngừ là một loại dây câu với rất nhiều lưỡi trên đó được thả trôi tự do. Hai đầu dây câu chính (dây triên) là 2 phao hiệu có cờ và đèn. Dây câu chính được nâng nổi nhờ các phao gành và dây phao gành. Giữa 2 phao gành là các đoạn thẻo câu có móc mồi là cá nục, cá ngừ nhỏ, cá chuồn, mực ống, Mồi mực thường nhạy hơn mồi cá từ 4-5 lần.

    Một vàng câu cá ngừ gồm:
    • Dây chính dài từ 40-50 km
    • Khoảng cách giữa 2 phao ganh từ 40-80m
    • Chiều dài dây phao ganh từ 35-40m
    • Khoảng cách giữa 2 thẻo câu là 40m
    • Chiều dài thẻo câu la 20m

    Để thả hết 1 vàng câu, phải mất từ 3-4h. Thời gian ngâm câu từ 3-8h. Một ngày có thể thả 2-3 lần nhưng thường chỉ thực hiện được 2 lần trong ngày.

    Nghề câu cá Ngừ Vây Vàng ở Việt Nam có lẽ do các ngư dân Bình Định khai phá và phát triển nhưng phần lớn lượng cá đánh bắt được ở ngoài khơi biển Việt Nam lại thường đưa về cảng cá Tuy Hòa. Nhưng Tuy Hòa lại là nơi có rất ít cơ sở chế biến đông lạnh và là nơi có đường hàng không không thuận lợi cho việc xuất khẩu bằng máy bay (có rất ít chuyến bay nối Sài gòn trong ngày). Cá Ngừ Vây Vàng lại được vận chuyển bằng xe chủ yếu về Nha Trang để xuất khẩu tươi sống và chế biến đông lạnh. Có lẽ Tuy Hòa là nơi có điểm đến gần nhất từ vùng ngư trường đánh bắt chăng? Rất hiếm khi thấy tàu cá Ngừ cập cảng cá Nha Trang

    Hiện nay, trên toàn thế giới, cá Ngừ Vây Vàng được khai thác thương phẩm ráo riết với sản lượng lớn nên nguồn cá tự nhiên dần cạn kiệt. Do đó một số nước đã nghiên cứu và đưa vào nuôi công nghiệp loại cá này và bước đầu có nhiều thành công đáng kể.

    Cá Ngừ hiện đang được nuôi tại nhiều tại Úc, Canada, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Na Uy, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Đài Loan. Những nước có sản lượng nuôi cá ngừ cao nhất là Úc, Tây Ban Nha và Mexico. Theo ước tính của FAO, năm 2004 sản lượng cá ngừ nuôi trên thế giới đã đạt 25.000 tấn.

    Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có nơi nào nuôi thương phẩm, chủ yếu vẫn là khai thác tự nhiên. Hiện tại, đang có công trình nuôi thử nghiệm từ nguồn giống bắt tự nhiên ngoài khơi và nuôi ở Vịnh Cam Ranh do Công ty 128 Hải Quân đảm nhận. Đề tài này do Tiến sĩ Nguyễn Long thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản làm chủ nhiệm. Hiện công trình này đang đạt những bước tiến quan trọng và hy vọng thành công của công trình này sẽ giúp mở ra một hướng mới cho nuôi thủy sản xuất khẩu tại Việt nam


    6. Các dạng chế biến và giá trị xuất khẩu:

    Cũng như Cá Thu, Cá ngừ là loại cá có tỷ lệ nạc cá rất cao, ít xương. Thịt cá săn chắc, có màu hồng đến đỏ. Rất phù hợp để chế biến các món ăn từ cách ăn sống: sushi, sashimi đến các món nướng, hấp, chiên.

    Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng cho 100g nguyên liệu tươi Cá Ngừ Vây vàng fillet:

    Nutritional Information
    For every 100 grams raw product
    for Yellowfin Tuna fillet.
    Kilojoules 521 (124 calories)
    Cholesterol 30 mg
    Sodium 37 g
    Total fat (oil) 0.5 g
    Saturated fat 33% of total fat
    Monounsaturated fat 13% of total fat
    Polyunsaturated fat 54% of total fat
    Omega-3, EPA 14 mg
    Omega-3, DHA 100 mg
    Omega-6, AA 15 mg


    Thịt cá Ngừ Vây vàng rất giàu DHA và EPA, là 2 loại acid béo rất có ích cho cơ thể con người:

    DHA – Decosahexaenoic acid là một acid béo vô cùng quan trọng và không thể thiếu được cho cơ thể con người. DHA giúp tăng trưởng và phát triển não. DHA giúp phát triển não cho trẻ em và làm giảm lão hóa não cho người già.

    EPA – Eicosapentaenoic, là một acid béo không no, giúp ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biếng mạch máu não do máu đóng cục. EPA có tác dụng chống lại cholesterol và loại bỏ nó ra khỏi máu. Nó có tác dụng lọc máu, giữ cho máu lưu thông và ngăn ngừa chứng nghẽn mạch do hiện tượng máu vón cục ở thành mạch hoặc trong tim.

    Trong thịt cá ngừ có hàm lượng protein có chất lượng cao và hàm lượng mỡ thấp. So với thịt Bò, thịt Heo, protein trong Cá Ngừ có chất lượng hơn và cơ thể sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài ra thịt cá Ngừ chứa nhiều Sắt (Fe), và vitamin có ích cho cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người

    Hiện nay xuất khẩu cá Ngừ Vây Vàng được xuất khẩu dưới các dạng sau:
    • Cá Ngừ tươi sống ướp đá nguyên con: thường xuất đi máy bay đến chợ Tsukiji Nhật bản, là nơi bán đấu giá các loại Cá Ngừ chất lượng cao để làm sushi và sashimi. Giá xuất khẩu từ 10.00-15.00 USD/kg FOB.

    Cá tươi sẽ được chế biến thành các món sashimi hoặc sushi:


    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-sashimi.jpeg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-sushi.jpeg


    Với cá chất lượng thấp hơn thường được chế biến đông lạnh theo các dạng
    • Cá Ngừ fillet loin đông lạnh: Frozen Yellowfin Tuna Loins: là miếng fillet không da xẻ làm đôi theo chiều dài. Giá xuất khẩu từ 4.00-6.00 USD/kg FOB

    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yellow_fin_tuna_loins-04-rs.jpg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yellow_fin_tuna_loins-05-rs.jpg

    • Cá ngừ fillet cắt lát: Frozen Yellowfin Tuna Slice. Giá xuất khẩu từ 5.00-7.00 USD/kg FOB

    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-tuna-steak-natural-rs.jpg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-tuna-steak-co-treated-rs.jpg

    • Cá ngừ fillet cắt khối: Frozen Yellowfin Tuna Cubes: Giá xuất khẩu từ 6.00-8.00 USD/kg FOB

    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-tuna-natural-cube.jpg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-fozentunacubes.jpeg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-cubes.jpg

    Cá Ngừ khi chế biến có thể xử lý CO để cho thịt cá có màu đỏ tươi hơn đẹp hơn.

    Ở Viêt nam, ngoài món ăn sashimi và sushi, còn có một vài món chế biến từ cá Ngừ Vây Vàng rất độc đáo. Bạn đã ăn thử món “Lẫu đèn pha” và gỏi bao tử chưa?. Trên cả tuyệt vời.

    Cuối cùng chúc bạn chọn được một món ăn mà mình thích

    CÁ THU

    Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-spanishmackerel-01.jpg

    Tên khoa hoc: Scomberomorus commerson
    Tên thương mại: Spanish Mackerel
    Tên tiếng Nhật: Sawara
    Tên Việt Nam: Thu, Thu Ngàn


    1. Đặc điểm nhận dạng:

    Cá Thu có hình dáng thuôn dài, thân hình ovan và dẹp dần về phía đuôi. Cá có màu xanh sáng bạc đến xanh đen, trên lưng màu sậm hơn dưới bụng, Cá có da mỏng, trơn và không vảy, trên da có một số sọc ngang màu xanh đen. Có 2 vi cứng trên lưng và dưới bụng, đuôi to, xẻ, có hình như đuôi mũi tên.

    2. Vùng phân bố và cư trú:

    Cá thu có vùng phân bố rộng, tập trung ở khu vực Đông Nam Á của Thái Bình Dương, bờ Đông và bờ Tây châu Phí, vùng biển Trung Đông, vùng biển ven bờ Băc của Ấn Độ Dương, khu vực quần đảo Fiji Tây Nam Thái Bình Dương, 2 bờ Đông Tây nước Úc. Nó cũng hiện diện ở vùng biển Trung Quốc và Nhật Bản.

    Ở Việt Nam, cá Thu có thể tìm thấy ở tât cả các vùng biển từ Bắc vào đến phía Nam của Biển Đông và vùng biển Tây thuộc Vịnh Thái Lan nhưng nhiều nhất là các vùng biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc - Kiên Giang. Cá Thu sống ở vùng biển khơi, nơi có độ sâu thường trên 40 sải nước.

    3. Sinh trưởng & Sinh sản:


    Cá Thu sinh sản theo mùa và tập trung ở vùng khơi nơi có dòng nước ấm, gần các rạng, đá ngầm. Trứng cá Thu chứa nhiều giọt dầu nhỏ giúp chúng nổi ở tầng mặt nước biển, là nơi ấm áp, có nồng độ oxy hòa tan cao, nơi có nhiều phiêu sinh cung cấp cho ấu trùng cá khi trứng nở. Khi còn nhỏ chúng sống thành bầy đàn không lẫn lộn với các nhóm cá khác cùng họ nhưng khi lớn lên chúng có thể được tìm thấy cùng bầy đàn với các loại cá khác cùng họ.

    Khi ấu trùng lớn dần, cá sẽ di chuyển từ vùng khơi vào vùng lộng. Ở đây chúng sẽ ăn ấu trùng và cá con nhỏ hơn và các loài giáp xác cho đến khi chúng đủ lớn để săn các loại cá lớn hơn và mực ống. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia người Úc cho thấy cá Cái thường có kích thước lớn hơn Cá Đực. Một con cá cái trưởng thành sau 2 năm sinh trưởng, thông thường có chiều dài độ 80cm, cân nặng 5 kg. Con cá thu lớn nhất được ghi nhận chính thức đến thời điểm hiện nay là con cá Thu dài 2.4m nặng 70 kg

    4. Tập quán săn mồi:

    Cá Thu được xem là loài cá săn mồi, rất háu ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài cá nhỏ, ngoài ra chúng con ăn cả Mực ống và Tôm.
    Chúng thường ăn ở tầng nước trung bình đến tầng nổi (đọ sâu từ 5-40m).
    Cá săn mồi nhiều nhất vào lúc sáng sớm và hoàng hôn.

    5. Mùa vụ & Phương pháp đánh bắt:

    Ở Việt Nam, mùa đánh bắt Cá Thu thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch cho đến tháng 3 âm lịch năm sau. Trong mùa này Cá tụ về nhiều ở các vùng biển khơi Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và Phú Quốc.

    Ngư dân Việt Nam đánh bắt Cá Thu chủ yếu là Lưới Cản, Lưới Vây Rút Chì, Câu dắt, Câu Bủa nổi. Một số cần thủ câu cá giải trí đã câu được Cá Thu tại vùng biển Côn Đảo nhưng không nhiều.


    6. Các dạng chế biến và giá trị xuất khẩu:

    Cá Thu là một loài cá có tỷ lệ nạc cá rất lớn (nhiều thịt) ít xương, cơ thịt trắng, thơm, vị ngọt, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Có lẽ cá Thu là loại cá không ai có thể chê (nhưng chưa chắc được dân nhậu khen ngon!?) nên có giá trị kinh tế rất cao

    Thành phần dinh dưỡng của cá Thu có thể tham khảo theo bảng dưới đây:
    (tính cho 100 g nguyên liệu Cá tươi)

    Kilojoules na
    Cholesterol 36mg
    Sodium na
    Total fat (oil) 3.0g
    Saturated fat 50% of total fat
    Monounsaturated fat 30% of total fat
    Polyunsaturated fat 20% of total fat
    Omega-3, EPA 75mg
    Omega-3, DHA 281mg
    Omega-6, AA 66mg

    Tuy nhiên, người ta cũng phát hiện có Histamine trong thịt cá Thu, thường là do bảo quản nguyên liệu không đúng cách, cơ thịt bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ cao và enzyme có trong máu cá.

    Cá Thu thường được chế biến đông lạnh xuất khẩu dưới dạng:
    • G&G (Gutted & Gilled: Móc mang, bỏ nội tạng)
    • Slice (Cắt lát), hoặc Chunk (cắt khúc)
    • Fillet: đây là dạng thông dụng nhất, là phần thịt cá được tách ra tù 2 bên dọc theo xương sống và xương lưng

    Cá thu Fillet xuất khẩu thường được phân thành các cỡ:
    300-500; 500-800; 800-1200; 1200 UP (gam/miếng)

    Định mức chế biến fillet từ cá thông thường là 1.45 (1.45 kg cá cho ra 1 kg fillet)
    (Hiệu suất thu hồi – Yield = 68.95-69.00%)

    Trước đây, trong khoảng 1988-1995, sản lượng Cá Thu xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước (chủ yếu là Nhật Bản) rất lớn, đạt con số 8.000-10.000 tấn/năm, nhưng hiện nay đã giảm rất nhiều, chủ yếu do nguồn đánh bắt giảm mạnh, phần khác do tiêu thụ nội địa với giá tốt hơn.

    Với giá nguyên liệu hiện nay cỡ 60.000 Đ/kg, định mức 1.45, (tỷ giá 19,500, phí chế biến bao bì USD 0.60, cước tàu USD 0.15) giá thành xuất khẩu đã là 5.20 USD/kg (CF Japan main port) thì không thể nào xuất khẩu nổi vì giá mua cao nhất thông thường chỉ 4.80 USD/kg CF.

    Tôi còn nhớ, vào những năm 1988-1992, vào mùa, Cá Thu nhiều đến độ các nhà máy chế biến thủy sản khu vực miển Trung như F16 (Quy Nhơn), F17 (Nha Trang), F18 (Phan Rang), F19 (Phan Thiết) làm không xuể phải muối cá trực tiếp xuống sàn phân xưởng, xung quanh vách tường phân xưởng cao cả mét, công nhân làm việc tăng 3 ca mà cũng không làm hết, đành phải ngưng mua của ngư dân.

    Ở Nha Trang, cá Thu nhiều đến độ đi chợ nào cũng đầy ắp một loại cá. Cá còn được gánh đi bán tận hang cùng ngõ hẻm trong thành phố với giá 1 con cá 5 kg chỉ bằng 1 lon gạo. Dân nhà nghèo mua cá ăn thế cơm. Ăn không hết, xẻ phơi khô, làm chà bông cá mà cũng còn cá quá trời. Vài hôm sau, cá đánh bắt được tiếp tục đổ về cảng đành phải chở đi làm nước mắm, sang và phí thật.

    Còn bây giờ, kiếm được con Cá Thu đỏ con mắt. Có bao nhiêu cá Thu ở cảng, dân lái gom xuất cho Trung Quốc hết (giá cá nguyên liệu mua 120.000 VND/kg cớ 5 kg Up), Việt Nam có đâu nữa mà ăn.! Buồn thay.