"CÁ NGỪ VÂY VÀNG"




Tên khoa hoc: Thunnus albacares
Tên thương mại: Yellowfin Tuna
Tên tiếng Nhật: Maguro
Tên Việt Nam: Ngừ vây vàng, Ngừ đại dương, Bò U, Bò Gù


1. Đặc điểm nhận dạng:

Cá Ngừ Vây Vàng có thân mập tròn, vây lưng thứ 2 và vây hậu môn dài đến gần chóp đuôi màu vàng. Trên sống lưng từ vây thứ 2 đến đuôi và dưới bụng từ vây hậu môn đến đuôi có nhiều gai nhỏ màu vàng.sáng. Da trơn mỏng không vảy có màu xanh đậm ánh thép trên phần lưng và chuyển dần sang màu vàng ở hai bên lườn và màu bạc ở dưới bụng cá. Ở những cá thể lớn có thể thấy khoảng 20 đường vạch màu trắng chạy từ lưng xuống bụng như chia cá thành từng lát cắt.

Cá Ngừ Vây Vàng là một trong những loài cá ngừ lớn nhất, kích thước có thể đạt đến 400 lbs (180 kg), chỉ xếp sau loài Cá Ngừ Vây Xanh (Bluefin Tuna – Thunnus thynnus) Cá Ngừ Mắt To (Bigeye Tuna – Thunnus obesus)

Theo kỷ lục của Hiệp hội Câu cá Giải trí Quốc tế (IGFA), con cá nặng nhất hiện nay nặng 388 lbs (176 kg) do Kurt Wiesenhutter câu được vào 1977 gần đảo San Benedicto thuộc vùng nước Mexico của Đại Tây Dương. Lần lượt sau đó là 2 con cá nặng 395 lb và 399.6 lbs được câu lên vào năm 1992 và 1993. Đó là những con cá Ngừ Vây vàng lớn nhất được ghi nhận là câu được bằng cần câu và máy câu.

Vào ngày 30.11.2010, cần thủ Mike Livingston ở Sunland, California đã kéo được một con cá Ngừ Vây vàng nặng 405.2 lbs (184 kg) ở mũi của bán đảo Baja trên tàu Vagabond. Con cá này dài 86 inches (2.18m) chu vi vòng ngực là 61 inches (1.55m), đang được tổ chức IGFA xem xét để xác lập kỷ lục mới, thay thế cho kỷ lục 388 lbs của Wiesenhutter lập năm 1977.

Ở Việt nam ta, cá Ngừ vây vàng còn gọi là Cá Ngừ Đại dương, Cá Bò U và thường để chỉ chung cho 3 loài cá như đã nêu bên trên gồm: Ngừ Vây vàng, Ngừ Vây Xanh và Ngừ Mắt To. Trong đó, cá Ngừ Vây Vàng chiếm nhiều nhất về sản lượng đánh bắt (trên 90%), kế đến là Cá Ngừ Mắt To. Cá Ngừ Vây Xanh rất hiếm khi đánh được.

Dưới đây là ảnh phân biệt 3 loài Cá Ngừ nêu trên:

Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-thunnus_albacares-rs30.jpg
Cá Ngừ Vây Vàng
Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-big-eye-tuna-thunnus_obesus-rs30.jpg
Cá Ngừ Mắt To
Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-bluefintuna-thunnus_thynnus-rs30.jpg
Cá Ngừ Vây Xanh
2. Vùng phân bố và cư trú:

Cá Ngừ Vây Vàng phân bố rộng khắp nơi trên các vùng nước ấm thuôc vùng biển Nhiệt Đới và Cận Nhiệt Đới của các đại dương. Người ta thường thấy nó ở vùng biển ngoài khơi Thái Bình dương gần quần đảo Hawaii, đến phía bắc nước Úc, quần đảo Maldive, Ấn Độ Dương, Vùng biển Caribe…(nhưng đặt biệt không có ở Địa Trung Hải)

Nó thường sống ở vùng biển sâu ngoài khơi, nơi có nước trong, ở nhiều tầng nước khác nhau nhưng chủ yếu tầng mặt và tầng giữa, có độ sâu khoảng từ 100-200m kể từ mặt nước. Tuy nhiên 1 số báo cáo cho thấy cũng phát hiện Cá Ngừ Vây vàng ở độ sâu 1160m.

Cá Ngừ Vây Vàng sống ở vùng Nhiệt đới là chính, trong khi đó 2 loài còn lại phân bố cả ở vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới. Cá Ngừ mắt to và Ngừ Vây Xanh sống ở tầng sâu hơn Ngừ Vây Vàng. Cá lớn thường sống ở tầng nước sâu hơn cá nhỏ

Ban ngày chúng thường sống ở tầng nước 100-200m, nhưng ban đêm chúng nổ lên ở tầng 20-70m.

Cá Ngừ Vây Vàng là loại cá di cư. Chúng di chuyển qua nhiều vùng biển của nhiều quốc gia khác nhau. Đã có nhừng công trình nghiên cứu về sự di cư của chúng, nhưng theo đánh giá của FAO, nhưng hiểu biết về sự di cư của loài cá này còn rất hạn hẹp

Ở Việt Nam, cá Ngừ Vây vàng tập trung ở ngoài khơi, cách bờ trên 100 hải lý, khu vực vúng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kéo dài xuống dưới phía nam gần Malaysia, Indonesia.


3. Sinh trưởng & Sinh sản:

Cá Ngừ Vây Vàng sống theo đàn có cùng kích thước, có thể đơn loài hoặc hỗn hợp với nhiều loài Cá Ngừ khác cùng họ như Cá Ngừ Sọc Dưa, Ngừ vây dài.., Các đàn cá lớn đôi khi lại sống kết đàn với cá Heo, thậm chí cả cá Voi.

Chúng thường sống tập trung ở các gò lục địa, bãi ngầm, quanh các chà. Thường sống ở biển khơi, nhưng đôi khi chúng cũng di chuyển đến gần bờ, nơi có nhiệt độ thích hợp và là nơi có nhiếu thức ăn như các đàn cá con, giáp xác…

Chúng thường sinh sản vào mùa hè, ở nơi vùng nước ấm, có nhiều chà, vật trôi nổi. Khả ăng phục hồi quần đàn rất cao. Trung bình, thời gian tối thiều để tăng gấp đôi quần thể là 2-3 năm.

4. Tập quán săn mồi:

Thức ăn của Cá Ngừ Vây Vàng là các loài cá nhỏ khác, giáp xác và mực ống. Với hình dạng cấu tạo của chúng, chúng có thể bơi rất nhanh, đạt tốc độ 70 km/giờ nên chúng có thể truy đuổi và bắt mồi ngay cả đối với những loài cá nhỏ di chuyển nhanh như cá chuồn (flying fish), cá nục (mackerel scad). Chúng thường săn cá nhỏ đi theo bầy đàn như cá cơm (anchovy) và cá mòi (sardine). Đôi khi chúng cũng ăn xả các loài cá ngừ nhỏ hơn như Cá Ngừ Sọc Dưa (skipjack tuna), cá ngừ ồ (bonito)…

5. Mùa vụ & Phương pháp đánh bắt:

Mùa cá Ngừ Vây Vàng thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch và kéo dài đến tháng 7 âm lịch năm sau. Tuy nhiên ngoài khoảng thời gian trên, các tàu vẫn đánh được cá cho đến khi có bão. Theo ngư dân thì năm nào xuất hiện hiện tượng Elnino thì năm đó sản lượng cá tăng lên và mùa vụ kéo dài(do nước ấm, cá tập trung về ngư trương để săn mồi và sinh sản và sống lâu ở đó)

Hiện nay, Cá Ngừ Vây Vàng được đánh bắt bằng 2 phương pháp chính đó là vàng câu nổi và lưới vây. Tuy nhiên hiệu quả câu bằng vàng câu nổi vẫn hơn rất nhiều. Lưới vây hiệu quả hơn đối với các loài cá Ngừ loài nhỏ như Ngừ Dưa Gang, Ngừ Chù, Ngừ ồ.

Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-vangcaucangu.jpg

Vàng câu cá ngừ

Vàng câu cá ngừ là một loại dây câu với rất nhiều lưỡi trên đó được thả trôi tự do. Hai đầu dây câu chính (dây triên) là 2 phao hiệu có cờ và đèn. Dây câu chính được nâng nổi nhờ các phao gành và dây phao gành. Giữa 2 phao gành là các đoạn thẻo câu có móc mồi là cá nục, cá ngừ nhỏ, cá chuồn, mực ống, Mồi mực thường nhạy hơn mồi cá từ 4-5 lần.

Một vàng câu cá ngừ gồm:
• Dây chính dài từ 40-50 km
• Khoảng cách giữa 2 phao ganh từ 40-80m
• Chiều dài dây phao ganh từ 35-40m
• Khoảng cách giữa 2 thẻo câu là 40m
• Chiều dài thẻo câu la 20m

Để thả hết 1 vàng câu, phải mất từ 3-4h. Thời gian ngâm câu từ 3-8h. Một ngày có thể thả 2-3 lần nhưng thường chỉ thực hiện được 2 lần trong ngày.

Nghề câu cá Ngừ Vây Vàng ở Việt Nam có lẽ do các ngư dân Bình Định khai phá và phát triển nhưng phần lớn lượng cá đánh bắt được ở ngoài khơi biển Việt Nam lại thường đưa về cảng cá Tuy Hòa. Nhưng Tuy Hòa lại là nơi có rất ít cơ sở chế biến đông lạnh và là nơi có đường hàng không không thuận lợi cho việc xuất khẩu bằng máy bay (có rất ít chuyến bay nối Sài gòn trong ngày). Cá Ngừ Vây Vàng lại được vận chuyển bằng xe chủ yếu về Nha Trang để xuất khẩu tươi sống và chế biến đông lạnh. Có lẽ Tuy Hòa là nơi có điểm đến gần nhất từ vùng ngư trường đánh bắt chăng? Rất hiếm khi thấy tàu cá Ngừ cập cảng cá Nha Trang

Hiện nay, trên toàn thế giới, cá Ngừ Vây Vàng được khai thác thương phẩm ráo riết với sản lượng lớn nên nguồn cá tự nhiên dần cạn kiệt. Do đó một số nước đã nghiên cứu và đưa vào nuôi công nghiệp loại cá này và bước đầu có nhiều thành công đáng kể.

Cá Ngừ hiện đang được nuôi tại nhiều tại Úc, Canada, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Na Uy, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Đài Loan. Những nước có sản lượng nuôi cá ngừ cao nhất là Úc, Tây Ban Nha và Mexico. Theo ước tính của FAO, năm 2004 sản lượng cá ngừ nuôi trên thế giới đã đạt 25.000 tấn.

Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có nơi nào nuôi thương phẩm, chủ yếu vẫn là khai thác tự nhiên. Hiện tại, đang có công trình nuôi thử nghiệm từ nguồn giống bắt tự nhiên ngoài khơi và nuôi ở Vịnh Cam Ranh do Công ty 128 Hải Quân đảm nhận. Đề tài này do Tiến sĩ Nguyễn Long thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản làm chủ nhiệm. Hiện công trình này đang đạt những bước tiến quan trọng và hy vọng thành công của công trình này sẽ giúp mở ra một hướng mới cho nuôi thủy sản xuất khẩu tại Việt nam


6. Các dạng chế biến và giá trị xuất khẩu:

Cũng như Cá Thu, Cá ngừ là loại cá có tỷ lệ nạc cá rất cao, ít xương. Thịt cá săn chắc, có màu hồng đến đỏ. Rất phù hợp để chế biến các món ăn từ cách ăn sống: sushi, sashimi đến các món nướng, hấp, chiên.

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng cho 100g nguyên liệu tươi Cá Ngừ Vây vàng fillet:

Nutritional Information
For every 100 grams raw product
for Yellowfin Tuna fillet.
Kilojoules 521 (124 calories)
Cholesterol 30 mg
Sodium 37 g
Total fat (oil) 0.5 g
Saturated fat 33% of total fat
Monounsaturated fat 13% of total fat
Polyunsaturated fat 54% of total fat
Omega-3, EPA 14 mg
Omega-3, DHA 100 mg
Omega-6, AA 15 mg


Thịt cá Ngừ Vây vàng rất giàu DHA và EPA, là 2 loại acid béo rất có ích cho cơ thể con người:

DHA – Decosahexaenoic acid là một acid béo vô cùng quan trọng và không thể thiếu được cho cơ thể con người. DHA giúp tăng trưởng và phát triển não. DHA giúp phát triển não cho trẻ em và làm giảm lão hóa não cho người già.

EPA – Eicosapentaenoic, là một acid béo không no, giúp ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biếng mạch máu não do máu đóng cục. EPA có tác dụng chống lại cholesterol và loại bỏ nó ra khỏi máu. Nó có tác dụng lọc máu, giữ cho máu lưu thông và ngăn ngừa chứng nghẽn mạch do hiện tượng máu vón cục ở thành mạch hoặc trong tim.

Trong thịt cá ngừ có hàm lượng protein có chất lượng cao và hàm lượng mỡ thấp. So với thịt Bò, thịt Heo, protein trong Cá Ngừ có chất lượng hơn và cơ thể sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài ra thịt cá Ngừ chứa nhiều Sắt (Fe), và vitamin có ích cho cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người

Hiện nay xuất khẩu cá Ngừ Vây Vàng được xuất khẩu dưới các dạng sau:
• Cá Ngừ tươi sống ướp đá nguyên con: thường xuất đi máy bay đến chợ Tsukiji Nhật bản, là nơi bán đấu giá các loại Cá Ngừ chất lượng cao để làm sushi và sashimi. Giá xuất khẩu từ 10.00-15.00 USD/kg FOB.

Cá tươi sẽ được chế biến thành các món sashimi hoặc sushi:


Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-sashimi.jpeg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-sushi.jpeg


Với cá chất lượng thấp hơn thường được chế biến đông lạnh theo các dạng
• Cá Ngừ fillet loin đông lạnh: Frozen Yellowfin Tuna Loins: là miếng fillet không da xẻ làm đôi theo chiều dài. Giá xuất khẩu từ 4.00-6.00 USD/kg FOB

Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yellow_fin_tuna_loins-04-rs.jpg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yellow_fin_tuna_loins-05-rs.jpg

• Cá ngừ fillet cắt lát: Frozen Yellowfin Tuna Slice. Giá xuất khẩu từ 5.00-7.00 USD/kg FOB

Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-tuna-steak-natural-rs.jpg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-tuna-steak-co-treated-rs.jpg

• Cá ngừ fillet cắt khối: Frozen Yellowfin Tuna Cubes: Giá xuất khẩu từ 6.00-8.00 USD/kg FOB

Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-tuna-natural-cube.jpg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-fozentunacubes.jpeg Các loài Cá Biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam-yft-cubes.jpg

Cá Ngừ khi chế biến có thể xử lý CO để cho thịt cá có màu đỏ tươi hơn đẹp hơn.

Ở Viêt nam, ngoài món ăn sashimi và sushi, còn có một vài món chế biến từ cá Ngừ Vây Vàng rất độc đáo. Bạn đã ăn thử món “Lẫu đèn pha” và gỏi bao tử chưa?. Trên cả tuyệt vời.

Cuối cùng chúc bạn chọn được một món ăn mà mình thích

1 bình luận | Viết bình luận

Lại Văn Ngọ
lúc 02:39 13 tháng 10, 2012 [Reply]
VUI LÒNG LIỆN HỆ

Thạc sĩ: Võ Minh Sơn
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2
Điện thoại: 0982.949.827
Email 1: sonria2@gmail.com
Email 2: vominhson@yahoo.com