"NUÔI CÁ BIỂN: MUỐN LÀM GIÀU PHẢI CÓ MÁU LIỀU"

Trại cá bên Hòn Một Năm 2006, HTX thủy sản Trung Hải với 8 thành viên được thành lập kinh doanh cái nghề “hên xui” bậc nhất là nuôi cá lồng bè trên biển. Qua 5 năm, khu bè cá trên vịnh Nha Trang ở khu vực Hòn Một, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã phát triển lên 120 ô lồng nuôi, gấp đôi so với khi mới thành lập, mỗi năm đưa ra thị trường 70 tấn cá sống, doanh thu 8 tỉ đồng/năm, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 20%. Ông Trần Quang Đức, Phó Chủ nhiêm HTX cho biết: “Nghề này không quá khó nhưng rất… hên xui, muốn làm phải có máu… liều”.

Một góc khu lồng nuôi cá bớp của HTX thủy sản Trung Hải
Cái khó của nghề nuôi biển có nhiều: khó vay vốn từ ngân hàng, khó về giống, giống mua “tù mù” nuôi mấy tháng trời cá không biết lớn rồi lăn ra chết hàng loạt. Khó về môi trường, nước ven biển ngày càng “đỏng đảnh”, năm nào cũng “đánh úp” người nuôi đôi trận... Do vậy, vượt qua cái khó để vươn lên trong nghề nuôi cá lồng trên biển như HTX Trung Hải không nhiều, đó cũng là lực cản cho ước mong đổi nghề của hàng triệu ngư dân trên khắp các tỉnh ven biển.
Chú cá mú nghệ nặng hơn 40 kg thả từ khi đặt bè được coi như con cá bảo bối, nuôi “giữ bè”
Ông Trần Quang Đức - Phó Chủ nhiệm HTX thủy sản Trung Hải
Thức ăn cho cá là… cá tươi, mỗi ngày khu trại tiêu thụ trên 1 tấn cá biển
Cá bớp, giống cá nuôi chủ lực của HTX rất phàm ăn, ít bệnh
Mỗi tháng một lần cá nuôi lại được “tắm” bằng nước ngọt, để làm sạch các loại ký sinh trên da, cũng để người nuôi kiểm tra từng chú cá
Cá mú chuột, loại cá có giá trị cao nhất, nuôi rất lâu lớn, bán tại bè cũng có giá 1,5 triệu đồng/kg